Skip to main content

Thông tin về vi khuẩn Campylobacter

Thông tin về vi khuẩn Campylobacter

Campylobacteriosis facts in Vietnamese

Nhiễm khuẩn Campylobacter là gì?

  • Nhiễm khuẩn Campylobacter là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn Campylobacter gây ra.
  • Thường thấy những vi khuẩn này trong phân của người hoặc động vật bị nhiễm khuẩn.
  • Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn Campylobacter trong quá trình xử lý hoặc chế biến.

Có những triệu chứng gì?

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong vòng 1 đến 10 ngày sau khi nuốt phải vi khuẩn (thường trong vòng 3 đến 5 ngày) và có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy (có thể có máu)
  • Co thắt dạ dày
  • Sốt (có thể cao)
  • Nôn mửa
  • Co giật (trong các trường hợp nặng)

Vi khuẩn này lây lan như thế nào?

  • Vi khuẩn có trong phân (cứt) của người hoặc vật bị nhiễm khuẩn. Những người khác bị nhiễm khuẩn khi thực phẩm hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho vào miệng.
  • Các cách thức lây nhiễm phổ biến mà mọi người gặp phải bao gồm:
    • Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn như gà chưa được nấu chín, pho mát làm từ sữa chưa được tiệt trùng hoặc trái cây và rau củ chưa được rửa sạch.
    • Uống nước nhiễm khuẩn hoặc sữa chưa được tiệt trùng.
    • Xử lý vật nuôi hoặc nông súc bị bệnh (đặc biệt là chó con hoặc mèo con bị tiêu chảy).

Bệnh được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

  • Nhiễm khuẩn Campylobacter qua xét nghiệm phân (cứt).
  • Hầu hết mọi người đỡ hơn mà không cần điều trị. Các triệu chứng thường tự biến mất trong vòng 2 đến 5 ngày (đôi khi lâu hơn). Nếu nhiễm khuẩn nặng hoặc kéo dài, bệnh nhân có thể được kê thuốc kháng sinh.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước (mất dịch) khi bị nhiễm khuẩn Campylobacter.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn Campylobacter như thế nào?

  • Rửa tay thật kỹ là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Campylobacter và các loại tiêu chảy do nhiễm khuẩn khác.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật hoặc chất thải ra của động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
  • Chỉ uống sữa tiệt trùng và chỉ ăn pho mát làm từ sữa tiệt trùng.
  • Nấu chín tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt gà và thịt lợn. Tất cả các loại thịt gia cầm cần được nấu cho đến khi đạt nhiệt độ bên trong tối thiểu là 165°F.
  • Rửa thớt và kệ bếp đã dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các thực phẩm khác.

LƯU Ý: Những người bị tiêu chảy không được chế biến hoặc phục vụ thức ăn hay đồ uống cho những người khác, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe. Trẻ em bị tiêu chảy không được đi nhà trẻ hoặc tới trường.

expand_less